bocghesofahcm bocghesofahcm bocghesofahcm bocghesofahcm

THIẾT BỊ SỬA CHỮA Ô TÔ UY TÍN SỐ 1 VIỆT NAM

THIẾT BỊ SỬA CHỮA Ô TÔ UY TÍN SỐ 1 VIỆT NAM

hướng dẫn bảo trì , bảo dưỡng và xử lý các sự cố thường gặp của cầu nâng 2 trụ

BẢO TRÌ

Định kỳ hàng tháng

1. Kiểm tra và xiết lại các bu lông cố định cầu vào nền bê tông.

2. Phun (bôi) thuốc (mỡ) bôi trơn lên xích và cáp.

3. Kiểm tra toàn bộ các mắt xích, chỗ kết nối, bu lông và bu lông nở và đảm bảo còn nguyên hiện trạng ban đầu (Đủ số lượng, không bị hư hỏng hoặc han gỉ).

4. Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng mài mòn của tất cả các đường ống dẫn dầu thủy lực.

5. Kiểm tra các Puli được đặt ở phía bên trong trụ đứng của cầu, sử dụng các loại mỡ bôi trơn chất lượng tốt để bôi trơn định kỳ.

* Các bu lông nở cố định cầu với nền bê tông, nên được che chắn kín và phải đủ số lượng nếu không không nên vận hành cầu.

Định kỳ 6 tháng

1. Kiểm tra tình trạng mài mòn của tất cả các bộ phận hoạt động.

2. Kiểm tra lượng chất (mỡ) bôi trơn trên cáp, nếu không đảm bảo về chất lượng hoặc số lượng nên thay thế hoặc bổ sung ngay.

3. Kiểm tra và điều chỉnh sức căng của cáp.

4. Kiểm tra độ nghiêng của trụ cầu.

* Tất cả các góc (gối tỳ) bên trong cầu nên được bôi trơn tốt, để giảm sự mài mòn và giúp cầu hoạt động trơn tru, đồng đều, giảm ồn.

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP

SỰ CỐ

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP

Mô tơ không chạy.

1. Kiểm tra cầu chì bảo vệ của attomat,

2. Kiểm tra điện áp của động cơ.

 

3. Kiểm tra kết nối dây dẫn điện.

 

4. Cháy cầu chì.

5. Cháy cuộn dây mô tơ.

1. Thay cầu chỉ hoặc attomat,

 

2. Sử dụng nguồn điện đáp ứng yêu cầu của mô tơ.

3. Sửa chữa và bọc cách điện tất cả dây dẫn.

4. Thay cầu chì.

5. Thay mô tơ.

Mô tơ hoạt động nhưng không thể nâng hạ cầu.

1. Mô tơ quay ngược.

 

2. Van xả đang hở.

3. Bơm hút không khí.

 

4. Ống hút của bơm bị tắc.

5. Mức dầu thủy lực quá thấp.

1. Đảo dây pha mô tơ để thay đổi chiều quay.

2. Sửa chữa hoặc thay van xả.

3. Xiết chặt và làm kín tất cả vị trí kết nối.

4. Thay ống hút.

5. Bổ sung dầu vào bình.

Mô tơ hoạt động, chỉ nâng được cầu khi không tải, ở trạng thái có tải không thể nâng cầu.

1. Mô tơ hoạt động ở điện áp thấp.

 

2. Có vật cản trong van xả.

 

3. Hiệu chỉnh độ mở van không chính xác.

4. Cầu nâng bị quá tải.

1. Cấp điện áp chính xác với yêu cầu của mô tơ.

2. Loại bỏ vật cản trong van xả.

3. Thay đổi độ mở của van.

 

4. Kiểm tra trọng lượng của xe hơi.

Cầu nâng xuống chậm khi hạ cầu.

1. Có vật cản (dị vật) trong van kiểm tra.

2. Có vật cản trong van xả.

3. Rò rỉ đường ống.

1. Làm sạch.

 

2. Làm sạch.

3. Sửa chữa rò rỉ.

Cầu nâng lên từ từ khi nâng cầu hoặc bị rò rỉ dầu.

1. Dầu thủy lực bị lẫn khí.

2. Dầu lẫn khí và hút khí.

 

3. Ống dầu hồi bị hở.

1. Thay dầu.

2. Xiết lại các đầu kết nối thật chặt và kín.

3. Lắp lại ống dầu hồi.

Cầu nâng không đều.

1. Điều chỉnh độ cân bằng cáp không tốt.

2. Nền lắp cầu nâng không phẳng.

1. Căn chỉnh lại độ cân bằng cho cáp.

2. Nền lắp đặt cầu nâng hải phẳng, xem hướng dẫn lắp đặt

Bu long nở nền không đảm bảo chắc chắn (lỏng lẻo).

1. Lỗ khoan quá lớn.

 

2. Chiều cao hoặc khả năng chịu lực của nền bê tông không đạt.

1. Chuyển lắp cầu nâng sang vị trí khác.

2. Phá bỏ nền bê tông cũ, đổ lại nền mới như hướng dẫn lắp đặt ở trên.

Chốt khóa an toàn của tay cầu không hoạt động.

1. Gỉ (thường xảy ra khi cầu nâng được lắp đặt ngoài trời hoặc môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao ví dụ như tại các cửa hàng rửa xe).

2. Lò xo bị hỏng.

1. Dùng dầu bôi trơn bôi lên cơ cấu, sau đó cọ xát nhiều lần để làm sạch gỉ.

 

2. Thay lò xo.

 

 

Top

Cám ơn các bạn đã luôn tin tưởng và đồng hành. Bạn hãy bấm vào ô bên dưới để nhận MÃ QUÀ TẶNG miễn phí nhé!